Nhu Cầu Lớn Về Nhân Lực Dịp Gần Tết Tại Hà Nội Và Khó Khăn Trong Việc Tuyển Dụng

Càng gần dịp Tết Nguyên đán, thị trường việc làm Hà Nội càng sôi động với nhu cầu tuyển dụng người lao động ngày càng tăng cao. Cơ hội việc làm đa dạng, luôn sẵn có và người tìm việc làm có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp cho mình. Tuy nhiên, nghịch lý tồn tại là dù số lượng người lao động có nhu cầu tìm việc làm lớn nhưng các doanh nghiệp vẫn khó khăn để tuyển dụng được nhân sự cho mình.

Người tìm việc để có thể kiếm việc tại Hà Nội có thể nộp đơn tại hai website tuyển dụng sau

Careerlink.vn – Website Tìm việc làm hàng đầu có trụ sở đặt tại Thủ Đô Hà Nội. Người tìm việc dễ dàng tìm việc làm cũng như nhận được nhiều tư vấn hữu ích từ chuyên mục cẩm nang việc làm của Website

Phòng 307, DMC Tower, 535 Kim Mã, Ba Đình, TP.Hà Nội

Trang hỗ trợ việc làm Đại học Bách Khoa – trường với mục tư vấn hỗ trợ việc làm nhằm tư vấn nghề nghiệp đến sinh viên có nhu cầu tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Số 1 Đại Cồ Việt Hà Nội

Do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao dịp cuối năm nên các doanh nghiệp cần số lượng lớn nhân viên đặc biệt là lao động thời vụ để kịp thời phục vụ công việc sản xuất, kinh doanh của họ. Các chương trình khuyến mãi, hội chợ, tiếp thị… cũng được tổ chức nhiều khiến nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao. Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ tiếp tục tăng từ 10-15%. Các loại hình công việc đa dạng và linh hoạt về thời gian và phù hợp với nhiều đối tượng như sinh viên, người đang đi làm, với mức lương khá cao. Đây cũng là thời điểm người lao động dễ dàng tìm được những công việc trong các ngành nghề kinh doanh, bán lẻ, dịch vụ… Các đơn vị tuyển dụng cần tuyển tới hàng nghìn nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, thu ngân, đóng gói, dịch vụ – phục vụ và hàng nghìn vị trí việc làm thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, thương mại điện tử.

Cơ hội việc làm ở tất các các ngành nghề trên thị trường việc làm Hà Nội luôn sẵn có và có rất nhiều công việc cho người lao động lựa chọn, các doanh nghiệp cũng luôn sẵn sàng mở rộng cánh cửa của họ chào đón người tìm việc làm. Tuy nhiên việc tuyển dụng được người lao động của các doanh nghiệp không phải là dễ dàng. Dù các doanh nghiệp sử dụng nhiều cách thức khác nhau để kêu gọi người đang kiếm việc làm tìm đến với họ thông qua các trang web tuyển dụng nhân sự trực tuyến, báo chí, truyền hình, trung tâm giới thiệu việc làm…song tình trạng thiếu nhân lực vẫn chưa giải quyết được. Số lượng người lao động tìm đến sàn giao dịch việc làm cuối năm giảm so với các thời điểm khác trong năm, doanh nghiệp chỉ tuyển dụng được số lượng rất ít người lao động đạt yêu cầu. Số người ứng tuyển vào các vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng là rất ít, các doanh nghiệp cần tuyển dụng không tìm đủ người lao động theo yêu cầu công việc. Mặc dù số lượng người có nhu cầu tìm việc làm là không ít nhưng nhiều người lựa chọn làm công việc tự do để kiếm được mức thu nhập cao hơn trong dịp tết. Dù chấp nhận trả lương cao và nhiều ưu đãi song nhiều doanh nghiệp, nhà hàng, siêu thị…khó tìm được lao động như ý vì người lao động kén chọn công việc. Các doanh nghiệp cần tuyển nhân sự chất lượng cao ở các vị trí như nhân viên văn phòng, kế toán, thiết kế, xây dựng cũng gặp khó khăn khi tuyển dụng vì đây là thời điểm người lao động có trình độ không có nhu cầu chuyển việc nhiều dù mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra để thu hút ứng viên cao hơn.

Thị trường việc làm Hà Nội nói riêng luôn lâm vào tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực dịp cận tết khiến nhiều doanh nghiệp phải chạy ngược xuôi tuyển dụng người lao động. Nắm bắt và dự đoán được trước tình hình này, mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch và phương án chuẩn bị trước cho thời điểm cuối năm để không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng vì thiếu hụt nhân lực đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần tích cực chủ động kết nối với lực lượng lao động, để thực sự thu hút người tìm việc làm, họ phải có các chính sách, quy định rõ ràng và tuân thủ chế đúng chế độ lương, thưởng, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Về phía người lao động, cần phải phải tìm hiểu kỹ thông tin, tỉnh táo và cẩn thận khi lựa chọn công việc dịp tết vì với tâm lý muốn tìm việc nhanh chóng với mức lương cao, họ rất dễ bị lừa đảo bởi những công ty dưới danh nghĩa môi giới việc làm cùng những lời giới thiệu hấp dẫn.

Về Admin

Chào các bạn

Tôi là Mai Thúy Hương (Hương anime), admin trang mtbsuspensionexperts.com. Website mtbsuspensionexperts.com do tôi và bạn Kiều Trang đồng sáng lập năm 2019 với mục đích đăng tải kỹ năng mềm, tin tức việc làm, kỹ năng nhân sự.

Tôi sinh năm 1987, tốt nghiệp chuyên ngành quản trị nhân lực, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Hiện đang công tác bộ phận nhân sự một công ty xuất nhập khẩu của Hàn Quốc tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Niềm đam mê lớn nhất đời tôi là nghiên cứu tâm lý học và đọc vị tâm tư con người “Thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự”. Khi xưa tôi dự định thi đại học ngành tâm lý, nhưng sau khi tham khảo ý kiến người thân lo ngại ra trường khó xin việc làm nên tôi quyết định đăng ký thi tuyển ngành quản trị nhân lực, cũng hơi liên quan tâm lý học.

Đọc sách, xem phim trinh thám, trồng hoa, vẽ anime là sở thích thường ngày giúp tôi giải khuây. Một vài cuốn sách gối đầu giường tôi thường đọc “Im lặng – Sức mạnh của người hướng nội” – Susan Cain; “Bản chất của dối trá” -Dan Ariely; “Tào Tháo thánh nhân đê tiện”- Vương Hiểu Lỗi; “Tâm Lý Học Đám Đông” – Gustave Le Bon; “72 kế Quỷ Cốc Tử”; “Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy”-Philip Miller; “Tôn Tử binh pháp”;”Đắc nhân tâm” – Dale Carnegie; “Tam quốc diễn nghĩa”- La Quán Trung;…

Vào ngày cuối tuần tôi thường tụ tập đám bạn nhí nhố vẽ tranh anime, rồi lựa chọn những bức ưng ý nhất và post lên fanpage anime của nhóm.

Ở ban công nhà tôi trồng khá nhiều hoa mười giờ, dạ yến thảo, mai địa thảo, hoa đèn lồng, hương tuyết cầu, móng tay, hồng pháp,…Buổi chiều sau ngày khi đi làm về tôi thường chăm sóc hoa, check in và post ảnh tự sướng lên facebook.

Rất vui được làm quen với các bạn.

Thúy Hương, 1-2019.

Best Regards Là Gì? Những Lưu Ý Khi Dùng Best Regards

Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển và nước ta ngày càng mở rộng quan hệ hội nhập với thế giới. Chính lẽ đó, nhu cầu sử dụng tiếng anh trong giao tiếp để làm việc với đối tác hoặc cấp trên ngày càng cao, đặc biệt là trong việc trao đổi thông tin qua các hộp thư điện tử như Gmail, Email,… Và nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy một kết cấu chung cho các bức thư điện tử là cuối thư sẽ có dòng chữ  best regards. Vậy nếu bạn còn đang mơ hồ về best regards là gì và cách dùng của nó thì hãy tham khảo bài viết sau đây.

  1. Best regards là gì

Best Regards có nghĩa tiếng Việt là trân trọng nhất, với ý nghĩa là những lời chúc tốt đẹp nhất và còn thể hiện sự tôn trọng, thiện chí của người viết đối với người nhận thư. Best Regards thường được dùng ở cuối thư hoặc email mang tính nghiêm túc, trang trọng.

  • Cách dùng Best regards

Best regards là một từ có tính chất trang trọng, nó còn thể hiện sự thân thiện, một tình cảm ở mức độ vừa phải thể hiện sự tôn trọng, kính cẩn giành cho đối phương khi giao tiếp. Vậy thì chúng ta nên sử dụng từ này trong những trường hợp thế nào? Không phải lúc nào dùng Best regards cũng là hợp lý và mang đến hiệu quả, sau đây là danh sách những trường hợp chúng ta nên áp dụng cụm từ này một cách chính xác:

Khi bạn là ứng viên gửi thư về cho nhà tuyển dụng; cũng có thể trong quá trình làm việc bạn cần trao đổi thông tin với đối tác; hoặc là khi trò chuyện với khách hàng thân thiết hay muốn gửi lời cảm ơn, tri ân đến họ; cũng có thể trong tình huống bạn cần bàn bạc, thảo luận công việc với đồng nghiệp trong công ty;…

  • Những lưu ý khi sử dụng Best regards

Trong xu thế hội nhập thì việc sử dụng tiếng Anh là rất cần thiết và dần trở nên phổ biến, nên nếu bạn không tích lũy cho mình những vốn từ tiếng Anh thông dụng thì sẽ rất khó khăn trong công việc. Và nếu bạn chưa nắm vững về cách sử dụng những từ tiếng Anh đó cho phù hợp với hoàn cảnh cũng dễ gây ra những hiểu lầm, thiếu chuyên nghiệp và ảnh hưởng đến kết quả làm việc. Vì thế bạn nên bỏ túi cho mình những lưu ý sau khi sử dụng các từ kết thúc thư nói chung và Best reagards nói riêng:

Thứ nhất là không in đậm và không viết in hoa. Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ rằng việc in đậm hay viết in hoa nói lên bạn đang muốn nhấn mạnh phần thông tin đó, nhấn mạnh việc bạn thể hiện sự tôn trọng hay trang nghiêm trong bức thư, nhưng người nhận thư sẽ cảm giác khó chịu vì nghĩ rằng bạn muốn thể hiện là mình muốn kết thúc thư. Từ một bức thư bạn nghĩ là tâm huyết và đầy sự trân trọng, chân thành lại bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp và làm mất thiện cảm từ người nhận thư, quả là sai lầm không đáng có. Nên lời khuyên là bạn hãy viết Best regards như bình thường.

Thứ hai là không sử dụng các biểu tượng cảm xúc. Tới đây các bạn cũng hình dung được vì sao chúng ta không nên sử dụng biểu tượng cảm xúc để kết thúc một bức thư mang tính chất trang trọng, nghiêm túc. Điều này không những tạo cảm giác khó chịu mà còn thể hiện sự đùa cợt chứ không hề mang lại cảm giác thân thiện, gần gũi như nhiều bạn nghĩ.

  • Những từ có nghĩa tương đồng với Best regards

Bên cạnh việc sử dụng Best Regards để kết thúc một lá thư qua Email dưới hình thức trang trọng thì cũng có một số từ và cụm từ khác có nghĩa tương đồng cũng được dùng như: Best –  mọi điều tốt đẹp, Thanks – cám ơn, Thanks again – cảm ơn lần nữa, Thanks so much – cảm ơn rất nhiều, All Best – Mọi điều tốt nhất, Best wishes – những lời chúc tốt đẹp nhất, Sincerely – chân thành…

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc hơn về Best regards là gì? qua đó bạn sẽ biết cách sử dụng chúng cho phù hợp và tạo ấn tượng với người nhận thư để có được những kết quả mong đợi trong công việc của mình. Chúc bạn luôn thành công!

Nhân Viên Kcs Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên Kcs

Khi làm việc trong các nhà máy, nhà xưởng thì có lẽ bạn sẽ được nghe đến thuật ngữ kcs mà bạn chưa biết nhân viên kcs là gì và cụ thể họ sẽ làm công việc gì thì bài viết sẽ bổ sung cho bạn một kiến thức mới để bạn không còn bỡ ngỡ khi nghe đến chúng nữa.

  1. Khái niệm

KCS viết tắt là Kiểm tra (K)- Chất lượng (C) – Sản Phẩm (S) là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ và chất lượng sản phẩm trong các nhà máy, công ty sản xuất hàng hóa. Công việc kcs tương tự như nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm (QC).

  • Công việc của nhân viên kcs

Hàng ngày nhân viên kcs sẽ được phân công công việc từ người giám sát dây chuyền sản xuất:

Kiểm soát chất lượng nhập – xuất và lưu trữ trong kho theo quy trình của công ty, nếu hàng hóa xuất – nhập khẩu có vấn đề thì nhân viên kcs có trách nhiệm tìm nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý, kiểm tra lại kết quả xử lý. Đồng thời, trong trường hợp xảy ra vấn đề phát sinh thì phải báo cho người giám sát hoặc người phụ trách bộ phận để tìm giải pháp và hướng xử lý kịp thời.

Nhân viên kcs còn phải ký xác nhận về chất lượng lô sản phẩm hoặc sản phẩm được nhập hoặc được xuất. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm phải theo dõi, ghi chép số liệu cho từng lô hàng nhập và xuất khẩu sau đó tiến hành báo cáo về chất lượng, số lượng, khối lượng cho người giám sát.

Và để đảm bảo các sản phẩm được sản xuất theo một tiêu chuẩn, tránh giảm chất lượng thì họ có thể theo dõi quá trình, tiến độ làm việc, sản xuất của các công nhân một cách thường xuyên, đột xuất để có phương pháp xử lý, điều chỉnh phù hợp, có thể tránh làm tiêu hao nguyên vật liệu nhập. Bên cạnh đó, nhân viên kcs còn có quyền viết biên bản cho cá nhân, tập thể vi phạm các quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu và sản phẩm. Và cũng được quyền đình chỉ tạm thời công tác đóng hàng, xuất hàng, sử dụng nguyên liệu không đúng mục đích khi phát hiện có vấn đề không đảm bảo chất lượng, sau đó báo cáo lại với người quản đốc.

Qua đây có thể thấy công việc hàng ngày của nhân viên kcs là kiểm soát chất lượng của nguyên vật liệu thô, thiết bị và vật tư xuất nhập cảnh của nhà máy. Ngoài ra, các nhân viên này còn thực hiện những công việc phát sinh khác: đó là việc phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra hướng giải quyết vấn đề liên quan đến công nghệ sản xuất hiện tại áp dụng cho nhà máy, xí nghiệp; và các nhiệm vụ khác nếu được cấp trên phân công.

  • Những ngành nghề, lĩnh vực cần có nhân viên kcs

Hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng cao. Do đó, các nhà máy sản xuất mọc lên cũng nhiều dẫn đến nhu cầu tuyển dụng về nguồn nhân lực làm việc tại vị trí kcs cũng tăng. Và nhân viên kcs có thể làm việc trong ngành may mặc, cơ khí, thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, xây dựng,…

  • Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kcs

Cho dù bạn muốn ứng tuyển vào bất kỳ một công việc nào cũng sẽ có những tiêu chuẩn tuyển dụng riêng của nó. Dưới đây là một số tiêu chuẩn cho nhân viên kcs nếu bạn muốn xin việc ở một công ty, xí nghiệp nào đó:

Tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên các chuyên ngành công nghệ cao. Có khả năng làm việc độc lập, ý thức tự giác cao, khả năng giao tiếp tốt. Tính cẩn trọng, tỉ mỉ và năng động khi làm việc. Đặc biệt là thái độ làm việc tốt, trung thực, có trách nhiệm với công việc, khiêm tốn, biết lắng nghe. Ngoài ra còn cần đến khả năng quan sát, phối hợp, xử lý công việc,….

Nếu như bạn đã đọc đến đây thì câu hỏi nhân viên kcs là gì đã được giải đáp và bạn đã hiểu phần nào về nó để bạn không còn thấy lạ lẫm mỗi khi nghe ai đó nói đến kcs. Và nếu bạn đang định hướng theo đuổi công việc này vì thấy mình phù hợp thì tôi cũng chúc bạn sẽ thành công trong tương lai.

Điểm mạnh của bản thân trong cv tìm việc

Mỗi người đều có điểm mạnh của riêng mình để phát huy trong công việc. Nhưng nếu bạn không phát hiện ra bản thân mình có những thế mạnh gì thì chúng ta sẽ mãi mung lung không tìm ra hướng đi thích hợp. Vì thế, điều cần nhất là tìm hiểu xem điểm mạnh của bản thân là gì?

Một trong các việc làm khó nhất đó chính là tìm ra điểm mạnh của chính mình. Đôi khi bạn nghĩ rằng đó là điểm mạnh có thể giúp bạn phát triển công việc, nhưng lại là sự hiểu nhầm khiến chúng ta cứ mãi lòng vòng không thể tìm ra hướng đi. Vậy làm thế nào để phát hiện ra điểm mạnh của bản thân? Và cách trình bày trong cv tìm việc ra sao?

Làm sao để biết điểm mạnh của bản thân

Trước khi bắt đầu làm một việc gì đó thì bạn nên xem xét bản thân có phù hợp hay không bằng cách gạch đầu dòng những điểm mạnh mà mình có. Và những điểm mạnh này nằm ở đâu?

Trong học tập: Môi trường học tập là nơi mà chính mỗi người sẽ tìm ra năng lực của mình, có thể là sự thích thú với môn học nào đó và đây là thế mạnh của bạn. Hoặc bạn giỏi các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học hay một khóa học mà bạn rất đam mê và có tìm hiểu về chúng.

Trong đời sống xã hội: Trong vai trò là một thành viên của xã hội bạn có sự năng động và ứng biến tốt trong mọi tình huống diễn ra, đây cũng là điểm mạnh. Hoặc khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, tính kỷ luật trong tập thể, khả năng xây dựng và nhiệt tình cũng là điểm mạnh giúp chúng ta trong công việc.

Hãy tham khảo ý kiến từ những người xung quanh, chẳng hạn như bạn bè, gia đình… để xem những đánh giá của họ về bạn. Đây là những nhận xét giúp bạn có thêm thông tin. Tuy nhiên, tự bản thân hãy tìm hiểu mình phù hợp với điều gì nhất.

Cách trình bày điểm mạnh trong lúc phỏng vấn

Câu hỏi “điểm mạnh của bạn là gì?” thường xuyên được đề cập trong lúc phỏng vấn nên chúng ta phải chuẩn bị trước câu trả lời. Để có lời trình bày hợp lý và tạo được ấn tượng thì đầu tiên bạn phải xem xét lĩnh vực mà mình ứng tuyển có những yêu cầu nào về chuyên môn và các kỹ năng riêng biệt…

Sau khi nghe đến câu hỏi này bạn hãy thật bình tĩnh và khéo léo đối đáp, tránh sự phô trương hay khoe khoang những điểm mạnh không cần thiết mà chủ yếu nói đến vấn đề trọng tâm. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển công việc sale bán hàng thì hãy nhớ rằng công việc này không đòi hỏi quá nhiều về năng lực chuyên môn hay tư duy nghiên cứu mà chủ yếu về kỹ năng giao tiếp, lời nói lưu loát và ứng biến linh hoạt…

Chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn nếu bạn nêu các điểm mạnh về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kỹ năng lập kế hoạch… vì bất kể công việc nào cũng cần những kỹ năng này. Do đó, nên rèn luyện để chúng trở thành điểm mạnh của bạn.

Ngoài ra, tính cách cá nhân vẫn nằm trong điểm mạnh mà mọi người có thể đề cập trong câu trả lời, chẳng hạn: “Em có rất thích học hỏi những cái mới, năng động và linh hoạt, em luôn đúng giờ và có trách nhiệm trong công việc, đó cũng là thế mạnh của em”.

Cách viết điểm mạnh trong cv

Để được trúng tuyển vào vòng phỏng vấn thì trước tiên bạn phải tạo được ấn tượng tốt trong cv. Vì thế, trong phần kỹ năng cần nêu một vài điểm mạnh ngắn gọn, tạo sự độc đáo, thu hút và đáp ứng đúng những gì mà công việc cần.

Khác với trả lời trực tiếp bạn cần mô tả các điểm mạnh bằng cách gạch đầu dòng từng ý chính. Đặc biệt, điểm mạnh đôi khi sẽ được lòng vào nội dung trong phần kinh nghiệm làm việc và sở thích cá nhân, nên khi trình bày bạn có thể lưu ý việc phân bổ điểm mạnh ở các mục sao cho hợp lý, tránh viết dài dòng và lặp lại từ quá nhiều.

Việc tìm ra điểm mạnh của bản thân sẽ là chìa khóa giúp mọi người có được những thành công trong công việc. Vì chúng ta chỉ thật sự làm việc hăng say và nhiệt huyết đối với những gì mà mình thích và đó là những thế mạnh của chúng ta. Do vậy, hãy trải nghiệm thật nhiều để khám phá bản thân mình.

Oriflame là gì? Thương hiệu mỹ phẩm toàn cầu

Oriflame là thương hiệu mỹ phẩm nằm trong top 10 toàn cầu nhờ vào chất lượng sản phẩm và dành được sự tín nhiệm từ người tiêu dùng. Nhưng khi nhắc đến oriflame người ta còn xem đây là hình thức kinh doanh giúp mọi người kiếm thêm thu nhập.

Trong bí quyết làm đẹp của phái nữ, không thể bỏ qua các dòng mỹ phẩm nổi tiếng, trong đó có Oriflame. Người ta còn biết đến oriflame nhờ vào cách kinh doanh mới nổi tại thị trường Việt Nam diễn ra trong nhiều năm nay. Vậy bạn đã biết đến Oriflame là gì chưa, nếu chưa từng nghe đến thì hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Oriflame là gì? Sự hình thành và phát triển

Oriflame thuộc thương hiệu mỹ phẩm đến từ Thụy Điển, được thành lập năm 1967 do hai anh em Jonas af Jochnick và Robert af Jochnick. Trung tâm nghiên cứu đặt tại Egelosa(Thụy Điển) với hơn 100 nhà nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu và kiểm nghiệm sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng trước khi đến với người tiêu dùng. Nhờ đó, mà đạt được thành tựu nổi bật về nghiên cứu tế bào gốc thực vật để cho ra đời các sản phẩm từ thiên nhiên.

Các nhà máy sản xuất được đặt tại các nước như: Ấn Độ, Anh, Nga, Thụy Điển, Balan để cung ứng các sản phẩm cho từng thị trường. Với sự phát triển này mà Oriflame có mặt trên 60 quốc gia, đội ngũ tham gia kinh doanh tới 3.5 triệu người, đạt doanh thu 1.5 tỉ euro mỗi năm. Đây là công ty bán hàng trực tiếp lớn nhất tại Châu Âu và được đánh giá cao trong việc thực hiện các chương trình hoạt động xã hội, đặc biệt là cùng nữ hoàng Silvia Thụy Điển đồng sáng lập ra quỹ Chillhood.

Có hơn 900 chủng loại, các sản phẩm nổi bật như: mỹ phẫm dưỡng da, trang điểm, nước hoa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực phẩm chức năng, sữa… nên thương hiệu này hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Đặc biệt, giá cả được đánh giá là không quá đắt so với thị trường hàng hiệu từ 29.000 đồng trở lên, do vậy đáp ứng được nhu cầu cho nhiều người.

Kinh doanh mỹ phẩm Oriflame ra sao?

Tại Thụy Điển hình thức kinh doanh Oriflame được gọi là “bán hàng trực tiếp” và khi đến Việt Nam người ta gọi đây là hình thức “kinh doanh đa cấp”, với tên gọi này thì một số người có cái nhìn không mấy thân thiện và thậm chí có ý nghĩ rằng đây là cách kinh doanh lừa đảo. Vậy thật hư về phương pháp kinh doanh này ra sao?

Chúng ta sẽ làm rõ khái niệm về “bán hàng đa cấp” cụ thể là: sản phẩm Oriflame sẽ không được bán trực tiếp tại cửa hàng mà được bán thông qua tư vấn viên bán hàng. Mỗi tư vấn viên sẽ có đội nhóm bán hàng riêng và lương thưởng mà họ nhận dựa trên tổng số doanh thu của đội nhóm. Do đó, mà mức thu nhập sẽ không giới hạn.

Khi tham gia bán hàng mỗi người sẽ được đào tạo bài bản về phương thức kinh doanh và hưởng được lợi nhuận trên mỗi sản phẩm mà họ bán được. Đồng thời, mời gọi người khác tham gia để hưởng chiết khấu và xây dựng đội nhóm bán hàng vững mạnh để gia tăng thu nhập. Trong quá trình kinh doanh phải luôn tuân thủ đúng “Luật bán hàng đa cấp” của nước ta, được quản lý bởi Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam.

Xoay quanh những vấn đề lợi dụng kinh doanh đa cấp để lừa đảo đã gây nên nhiều ý kiến tiêu cực về hình thức bán hàng Oriflame. Từ đây, tại phiên hợp Quốc hội đã nêu rõ hình thức xử phạt hình sự đối với bán hàng đa cấp không theo quy định có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018, mức phạt có thể tối đa 5 tỷ đồng và phạt tù tối đa 5 năm tù. Nhờ vậy, việc quản lý kinh doanh chặt chẽ hơn và xóa bỏ những định kiến về việc kinh doanh đa cấp.

Hình thức kinh doanh online mỹ phẩm oriflame

Kinh doanh online cũng không còn xa lạ gì với thời đại công nghệ như hiện nay. Chỉ cần lướt facebook thì bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tin tuyển dụng cộng tác viên với nội dụng như sau: Việc làm tại nhà, lương 5-10 triệu, rãnh làm bận nghỉ, ngày online 2-4 tiếng, không nhập hàng, không bỏ vốn… Khi bạn tham gia sẽ được những người tư vấn viên hướng dẫn.

Trong đó, có hai công việc mà mọi người sẽ thực hiện khi bắt đầu đó là: bán được 1,6 triệu mỗi tháng và tuyển cộng tác viên. Mỗi sản phẩm bán được sẽ hưởng 23% cùng với quà tặng cho người mới bắt đầu, đóng phí làm thẻ thành viên. Bên cạnh đó, là tham gia vào nhóm kín để học hỏi phương thức kinh doanh sau 3 tháng kiếm 5-10 triệu cùng với những chia sẻ kinh nghiệm bán được hàng.

Với câu hỏi Oriflame là gì chúng ta đã được giải đáp. Qua đó, mọi người hãy chú ý rằng việc kinh doanh mỹ phẩm Oriflame hiện nay vẫn có nhiều người thực hiện mà đối tượng là những bà mẹ bỉm sữa, dân văn phòng, công nhân… Tuy nhiên, việc bán hàng cũng không phải điều đơn giản nên khi tham gia tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mà bạn hãy lựa chọn cách kiếm thêm thu nhập cho mình.

Cách xin nghỉ việc khéo léo dành cho dân văn phòng

Cách xin nghỉ việc khéo léo làm thế nào để nhận được sự chấp nhận của cấp trên là điều những ai đang có ý định nghỉ việc luôn thắc mắc.

Xin nghỉ việc là một quyết định không hề dễ dàng đối với nhiều người, nhất là trong thời buổi tìm việc làm khó khăn và đầy cạnh tranh như hiện nay. Thế nhưng, khi phải đưa ra quyết định nghỉ việc, chắc chắn bạn cần phải có một lý do chính đáng và mong muốn nhận được sự chấp thuận chân thành từ cấp trên. Vậy làm thế nào để có cách xin nghỉ việc khéo léo nhất?

Việc đưa ra một lý do thuyết phục và viết một lá thư xin nghỉ việc như thế nào để giúp bạn rời khỏi công ty mà không để lại những thị phi cũng là việc cần phải chỉn chu như lúc bạn viết thư cảm ơn khi được nhận vào công ty làm việc vậy. Cho nên, dù thế nào đi chăng nữa, hãy tinh tế gửi đến cấp trên thông báo xin nghỉ việc bạn, để có được ấn tượng tốt về sau bạn nhé!

Dưới đây là một số cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn có thể tham khảo qua:

Ngầm đưa ra ngụ ý xin nghỉ việc từ sớm với cấp trên

Nếu bạn đã gắn bó khá lâu và có nhiều tình cảm đối với sếp và nơi làm việc hiện tại, thì chắc rằng khi đưa ra quyết định xin nghỉ việc là một điều không hề dễ dàng với bạn chút nào, và dĩ nhiên bạn lại càng không muốn sếp nhận được tin này trong trạng thái vô cùng sốc. Thế nên, hãy bật đèn xanh để ngầm ngụ ý cho sếp biết rằng bạn đang có ý định rút lui nhé.

Hãy thử mời sếp đi ăn, hoặc trong các buổi tiệc nho nhỏ tại công ty bạn có thể chia sẻ với sếp rằng bạn đang cảm gặp phải những khúc mắc gì trong công việc và cuộc sống ở giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, bạn phải làm chủ được cảm xúc của mình, đừng khóc lóc than vãn sẽ làm sếp khó chịu thay vào đó hãy nói chuyện theo kiểu hài hước nhưng lâu lâu hãy thả những câu nói ẩn ý và nhấn mạnh vấn đề bằng cách hạ giọng thấp xuống nhé! Đây là cách làm giúp bạn vẫn giữ được không khí buổi trò chuyện mà hơn nữa nó cũng thể hiện được ý định của bạn, nếu sếp bạn tinh ý chắc chắn cũng sẽ hiểu được vấn đề.

Xin nghỉ việc một cách nhanh chóng và thẳng thắn

Đây là cách làm nhanh gọn và mau chóng giúp bạn giải quyết được vấn đề khó nói, bạn chỉ cần đưa ra một lý do chính đáng, viết một bức thư xin nghỉ việc đúng quy định và gửi đến cấp trên. Đồng thời bạn cũng nên thực hiện đầy đủ các bước xin nghỉ việc công ty và bàn giao công việc cho những người cùng bộ phận. Cách làm vừa nhanh vừa dứt khoác như thế này giúp bạn không phải do dự hay can dự vào việc công ty cũ quá lâu, mà có thể tìm kiếm cho mình công việc mới.

Nếu thời gian gắn bó của bạn và công ty không đủ thân thiết bạn có thể thực hiện các thao tác nghỉ việc nhanh chóng mà không vướng bận quá nhiều. Mặc khác, bạn có thể chủ động được thời gian tìm kiếm những cơ hội làm việc mới phù hợp hơn, để nhanh chóng tập trung vào công việc mới.

Trao đổi trực tiếp với cấp trên khi bạn muốn nghỉ việc

Nếu khi bạn được nhận vào công ty làm việc, bạn đã nhận được những lời chào hỏi và vô vàng những lời chúc mừng thì khi bạn nghỉ việc, có thể mọi thứ sẽ quay mặt lại hoàn toàn với bạn, đồng nghiệp, sếp, đối tác…Thế nhưng, khi bạn đã đưa ra quyết định nghỉ việc chắc rằng bạn cũng đã hình dung được viễn cảnh của bạn vào những ngày cuối cùng tại công ty cũ sẽ là như thế nào. Mặc dù mọi chuyện có thể diễn ra một cách tốt đẹp hoặc theo một chiều hướng tồi tệ hơn từ nhiều phía thì việc quan trọng hơn vẫn là quyết định của sếp bạn.

Đồng nghiệp có thể không đồng cảm và ủng hộ quyết định của bạn nhưng họ chắc chắn sẽ không thể làm ảnh hưởng đến việc bạn muốn nghỉ việc, hơn hết bạn chỉ cần một người chấp nhận đó chính là sếp. Tốt hơn hết, bạn nên có một cuộc trao đổi thẳng thắn với cấp trên về vấn đề xin nghỉ việc của mình, mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu như những người trong cuộc cùng nhau giải quyết vấn đề. Một cuộc nói chuyện có thể giúp bạn được trình bày quan điểm của mình và cấp trên cũng sẽ hiểu rõ hơn về quyết định của bạn, sẽ là cách tốt để bạn nêu lên ý kiến xin nghỉ việc được cấp trên đồng ý.

Mong rằng, thông qua ba cách xin nghỉ việc khéo léo mà chúng tôi chia sẻ để bạn tham khảo phía trên có thể giúp bạn gạt đi những suy nghĩ phân vân lo lắng vì không biết làm thế nào rời khỏi công ty tốt nhất. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, bạn có thể tìm kiếm được những cơ hội việc làm mới phù hợp với mình hơn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn thành công.

Các Thể Loại Công Ty Mà Bạn Không Nên Đến Để Tìm Việc Làm

Cho dù bạn tuyệt vọng như thế nào đối với công việc, hoặc bạn cảm thấy khó chịu như thế nào tại buổi biểu diễn hiện tại của mình, có một số công ty bạn tốt hơn không nên đến tìm việc làm. Ngay cả khi tiền là tốt, vai trò dường như không thể cưỡng lại, và thậm chí bạn bè của bạn nói rằng nó đáng để thay đổi, chấp nhận vai trò tại một công ty tồi tệ có thể đặt lại sự nghiệp của bạn và thậm chí gây nguy hiểm cho thành công trong tương lai của bạn.

Ở đây, chúng tôi không muốn chỉ tay vì tất cả các công ty vì họ đều có công cụ để thay đổi cách nhìn nhận. Tuy nhiên, đây là các loại công ty không đáng để bạn để tâm vào đó.

Các mác doanh thu cao

Các vị trí trống được cập nhật liên tục trên trang web tìm việc làm của công ty.

Nó tệ đến mức nào: Một công ty không nên săn lùng các vai trò quan trọng tương tự trong quản lý hoặc lãnh đạo cứ sau sáu tháng, và nếu điều đó có nghĩa là họ đã rơi vào vòng xoáy thuê mướn. Điều này có thể chỉ ra một vài điều. Một, lãnh đạo có thể rất hay thay đổi; không thể đạt được những phẩm chất cụ thể mà họ muốn ở một ứng cử viên. Thứ hai, công ty có thể có một nền văn hóa nội bộ tồi tệ khiến cho việc duy trì nhân viên là gần như không thể, bất kể những người tuyển dụng mới có thể tài năng đến mức nào. Ba, tài năng đối với họ có thể chỉ được coi là thoáng qua.

Phải làm gì: Các công ty có doanh thu cao thường hứa hẹn nhiều với các ứng viên đang kiếm việc làm và đương nhiên đó có thể chỉ lãng phí thời gian mà thôi.

Văn hóa xếp hạng nhân viên

Đánh giá nhân viên tiêu cực, thiếu tập trung vào trải nghiệm nhân viên thực sự, nhà tuyển dụng trốn tránh câu hỏi của bạn.

Nó tệ đến mức nào: Một nền văn hóa công ty nghèo nàn có vẻ không phải là một công cụ thỏa thuận, nhưng nó nên như vậy. Gần đây, chúng tôi đã thấy một số ví dụ về văn hóa công ty đã làm giảm đáng kể nhận thức của công chúng. Ngay cả khi một công ty nghèo, văn hóa nghèo nàn đã không diễn ra công khai, điều đó có thể không tốt cho sự nghiệp tìm việc làm của bạn. Cũng nên biết rằng văn hóa công ty tích cực có thể thúc đẩy hiệu quả tài chính và lực lượng lao động hiệu quả. Do đó, một nền văn hóa tiêu cực có thể làm điều ngược lại chính xác.

Phải làm gì: Tránh các công ty chào của họ nhưng giành chiến thắng trong cuộc phỏng vấn cho phép bạn nói chuyện với các nhân viên hiện tại về kinh nghiệm của họ. Xem xét kết thúc các cuộc thảo luận phỏng vấn với các công ty trốn tránh các câu hỏi về văn hóa.

Doanh nghiệp nặng hàng đầu

Quá nhiều giám đốc điều hành đang phải động não, quá ít nhân viên được giao nhiệm vụ để thực thi.

Nó tệ đến mức nào: Ba động lực hàng đầu của sự hài lòng của nhân viên lâu dài bao gồm văn hóa và giá trị, cơ hội nghề nghiệp và niềm tin vào lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả sự nhấn mạnh nên được đặt vào việc thu hút các giám đốc điều hành hàng đầu vào một công ty. Chắc chắn, điều quan trọng là phải có sự lãnh đạo phi thường, nhưng khi bạn đọc các nhận xét về một công ty, hãy chắc chắn lưu ý mức độ tập trung vào nhân viên. Tất cả các thành viên trong nhóm đều quan trọng và bạn sẽ thấy điều đó được phản ánh trong các đánh giá của nhân viên về công ty và trong các hoạt động tuyển dụng của họ.

Phải làm gì: Tự hỏi bản thân: Ai đã được thăng chức trong nội bộ? Hoặc là người ngoài điền vào các vị trí quan trọng? Tại sao có 10 giám đốc hành chính, nhưng chỉ có 100 nhân viên? Nếu câu trả lời cho những câu hỏi này đánh đố bạn, thì bạn có thể đang nhìn vào một công ty hàng đầu.

Lời hứa lâu dài

Kỳ vọng của công ty chưa được thực hiện, nhân viên báo cáo sự thiếu tin tưởng vào CEO, không có khả năng sống theo lời hứa. Một vài lời mời chào các gói thưởng hoặc ưu đãi khi bạn nộp đơn tìm kiếm việc làm đôi khi không bao giờ trở thành hiện thực.

Nó tệ đến mức nào: Trong thời đại minh bạch, hầu hết các công ty đều nhận thức đầy đủ rằng họ phải thu hút được nhân tài tốt nhất với các gói tuyển dụng tiềm kiếm việc làm đầy đủ, mạnh mẽ và cạnh tranh cao. Để làm điều này, họ đưa ra lời hứa. Các công ty đưa ra những lời hứa xung quanh công việc, gói bồi thường, văn hóa và thương hiệu. Hơn nữa, các công ty có một lời hứa thương hiệu là biểu hiện của chiến lược kinh doanh cốt lõi của nó. Vấn đề là ở những lời hứa lâu dài, tuy nhiên, chúng có thể bị phá vỡ.

Bạn bắt đầu hào hứng với vai trò mới và dĩ nhiên, tiền lương tăng lên. Tuy nhiên, một tháng trôi qua và không ai đề cập đến bất cứ điều gì. Bạn theo dõi, và ông chủ của bạn định hướng bạn đến phòng nhân sự. Tất cả những gì bạn nhận được từ bộ phận nhân sự là những cái nhìn trống rỗng và cái nhún vai. Cuối cùng, vài tuần sau đó, bạn đã được gửi một email thông báo rằng gói ưu đãi của bạn đã bị trì hoãn. Bạn thở dài, họ đã thất hứa rồi.

Phải làm gì: Cân nhắc việc rời đi. Một công ty chỉ tốt như lời hứa thương hiệu và sự tin tưởng của nhân viên. Không có hai điều này, họ sẽ thất bại nhanh thôi.

Bạn Có Thực Sự Cần Phải Có Một Công Việc Ngay Sau Khi Tốt Nghiệp?

Có một khoảng trống trong sơ yếu lý lịch của bạn có vẻ như là một ý tưởng tồi khi tìm việc làm, nhưng thế hệ trẻ và các chuyên gia nghề nghiệp nói rằng nó có thể làm cho bạn  một ứng cử viên thú vị hơn bất kỳ ai.

Đối với một sinh viên Việt Nam, trung bình cần có ít nhất 16 năm cuộc đời bạn được dành cho trường học, và hành trình sau khi tốt nghiệp đại học bắt đầu với hy vọng, ít nhất là với việc kiếm được một công việc toàn thời gian. Đó là thực sự là một quy trình, phải không? Nhưng đối với một số người, ý tưởng đi làm ngay lập tức thật đáng quang ngại. Nhất là họ thậm chí không chắc rằng mình có thể tự than tìm việc làm được hay không?

Nhưng tin hay không, dành thời gian nghỉ ngơi trước khi trở thành lực lượng lao động có thể giúp bạn nhìn lại bản thân về ước mơ cũng như sở thích. Trong khi thời gian ngừng hoạt động của bạn được các nhà tuyển dụng cảm nhận như thế nào về một số yếu tố mà một số yếu tố trong tầm kiểm soát của bạn, thì một số người không phải là người được gọi là khoảng cách 5 năm mà không phải là một điểm tiêu cực trong hồ sơ của bạn.

Chúng tôi đã trao đổi với các thế hệ trẻ và các chuyên gia nghề nghiệp để xác định xem bạn có thực sự cần phải tìm kiếm việc làm ngay sau khi bạn tốt nghiệp hay không. Những gì họ nói có thể làm bạn ngạc nhiên đấy!

Thế hệ trẻ nghĩ gì

Các bạn trẻ có một thời gian dễ dàng để thấy cả ưu và nhược điểm của việc dành thời gian nghỉ ngơi trước khi tìm việc làm. Trong khi các yếu tố kinh tế như khoản vay sinh viên có tác động đến việc liệu người ta coi việc mất một năm là điều xa xỉ hay là điều cần thiết, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi trang web nghề nghiệp của cho thấy 88% sinh viên tốt nghiệp báo cáo rằng họ khó để tìm việc làm nếu nghỉ ngơi quá lâu.

Tôi đã học được nhiều kỹ năng có giá trị ở nước ngoài và đã chứng minh sự kiên nhẫn, tự túc và khả năng làm việc cùng với tất cả các loại người khác nhau. Tôi đánh giá cao quan điểm toàn cầu của mình và tin rằng nó khiến tôi trở thành một ứng cử viên thú vị cho nhiều công việc.

Tôi thực sự đã phỏng vấn xin việc trước khi đi du lịch. Tôi đã thành thật và đề cập rằng tôi đã có kế hoạch, nhưng có thể bắt đầu khi tôi quay trở lại. Hầu hết các nhà tuyển dụng rất dễ tiếp thu ý tưởng và thậm chí có một chút ghen tị! Biết tôi có một công việc đang đợi tôi sau khi tôi hoàn thành việc đi lang thang qua Bắc Âu đã giúp tôi tận hưởng chuyến đi nhiều hơn.

Các chuyên gia nghề nghiệp nghĩ gì

Đây là một nhược điểm lớn, rõ ràng: Nếu bạn quyết định nghỉ làm, bạn sẽ cần phải giải thích lỗ hổng trong hồ sơ xin việc khi bạn bắt đầu kiếm việc làm nào đó khác.

Do sự cạnh tranh thị trường gia tăng, những người trẻ tuổi ngày nay nên nhận ra rằng có một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp cũng đang ứng tuyển cho các công việc tương tự. Bạn không muốn rơi vào tình huống không đảm bảo bất kỳ cuộc phỏng vấn nào bằng cách chờ đợi để áp dụng.

Nếu bạn có đủ khả năng để nghỉ, hãy nói, bạn cần một kỳ nghỉ hè trước khi kiếm việc làm và nếu bạn muốn đi du lịch hoặc làm việc gì khác, thì hãy tiếp tục và làm điều đó. Đôi khi một kỳ nghỉ ngắn sẽ giúp bạn nhận ra những mối quan tâm của bản thân hơn là chỉ lao đầu vào công việc.

Sáu Bước Để Tìm Kiếm Việc Làm Thành Công

Nhiều người muốn tạo ra sự khác biệt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong quá trình tìm việc làm nhưng đôi khi chúng không phải điều dễ dàng. Việc tìm ra con đường đi đúng đắn và tập trung xây dựng những kỹ năng cần thiết cho công việc mới là điều khác biệt. Quy trình sáu bước sau đây có thể giúp bạn có được một công việc tốt.

Bước 1: Tự đánh giá bản thân

Nguyên nhân nào khiến bạn yêu thích và lựa chọn công việc đó? Bạn coi trọng điều gì trong công việc? Điều mà bạn quan tâm nhất là mức lương hay địa vị? Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc có phải là điều quan trọng nhất đối với bạn không? Loại công việc nào có thể thúc đẩy động lực làm việc của bạn? Hãy tự suy nghĩ và đặt câu hỏi để tìm ra loại công việc nào có thể phù hợp nhất với bạn.

Bước 2: Khám phá

Có một số cách bạn có thể sử dụng để tìm hiểu thông tin và tìm kiếm việc làm như đọc các bài viết về các chuyên gia trong lĩnh vực công việc bạn muốn theo đuổi, tham khảo những lời khuyên và kinh nghiệm của họ; sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và các trang tìm việc làm trực tuyến để chọn lọc công việc phù hợp. Bạn cũng có thể đăng ký nhận thông báo tin tuyển dụng hàng tháng bằng việc đăng ký tài khoản người tìm việc làm để biết được danh sách công việc có liên quan đang có nhu cầu tuyển dụng.

Bước 3. Xác định tiêu chí

Hãy viết ra mục tiêu của bạn trong một hoặc hai câu với các ví dụ chính. Thay vì chỉ xác định mong muốn một cách chung chung, bạn càng đưa ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể, bạn càng dễ dàng đưa ra quyết định của mình khi tìm kiếm việc làm phù hợp.

 Ví dụ: Về mặt địa lý, bạn có muốn làm việc tại một thành phố lớn hay tại chính quê nhà của mình? Đó cụ thể là nơi nào? Bạn muốn làm việc tại nước ngoài hay không? Đó là đất nước nào?

Bạn muốn mình làm được điều cụ thể gì và mang lại lợi ích cho ai? Ví dụ, khi bạn nói rằng bạn muốn giúp công ty phát triển bền vững hơn thì vẫn còn quá chung chung, thay vào đó, hãy nói một cách cụ thể chẳng hạn như bạn muốn giúp tăng  doanh số các dòng sản phẩm tiêu dùng của công ty bằng cách cải thiện thiết kế bao bì.

Về loại hình tổ chức, bạn có cảm thấy được sáng tạo, tiếp thêm năng lượng và chủ động hơn khi gia nhập các công ty mới khởi nghiệp không? Hay bạn cảm thấy thoải mái hơn trong một công ty lớn, đã được thành lập và hoạt động với hệ thống và quy trình sẵn có?

Bạn muốn xây dựng loại kỹ năng nào cho mình? Ngành nghề nào bạn yêu thích và muốn theo đuổi?

Bước 4. Gia nhập

Để việc tìm kiếm việc làm được nhanh chóng và dễ dàng hơn, hãy xây dựng mạng lưới các mối quan hệ quen biết bằng cách tham gia các trang mạng xã hội và làm quen, trao đổi, nói chuyện với những người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp bạn muốn tìm hiểu. Khi tham gia các trang cộng đồng nghề nghiệp cụ thể, bạn có thể biết được các chuyên gia và có cơ hội làm quen, trao đổi những bài học và lời khuyên quý giá từ họ. Bạn cũng đừng quên tham dự các hội thảo và sự kiện có liên quan hay được tổ chức thường kỳ.

Hãy dành thời gian kết nối với mọi người và thể hiện cho họ biết rằng quan tâm đến lĩnh vực của họ và nhờ sự giúp đỡ xem họ có biết nơi nào đang cần nhận sự không và nhờ họ giới thiệu bạn với những nơi đang có nhu cầu tuyển dụng.

Bạn nên dành khoảng 80-90% thời gian để kết nối với mọi người và 10-20% thời gian để nộp đơn ứng tuyển cho các công việc đăng tuyển dụng trực tuyến công khai. Ngay cả khi bạn tìm thấy một bài viết thú vị, hãy xem xem liệu rằng bạn có thể gặp gỡ nói chuyện trực tiếp với bộ phận nhân sự trong công ty hay không. Các cuộc tiếp xúc trực tiếp thể hiện ý định nghiêm túc và mong muốn thực sự của bạn đối với công việc và cơ hội mở ra cho bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có sự kết nối với những người quen biết trong công ty.

Bước 5. Chuẩn bị

Sau khi tự suy nghĩ và nghiên cứu, bạn nên có sự chuẩn bị thật tốt cho cuộc phỏng vấn của mình. Khi nhận được lời mời phỏng vấn, hãy coi đó là chiến thắng ban đầu trang hành trình tìm việc làm và coi đó là động lực trong suốt quá trình tiếp theo.

• Hãy xem lại bạn đã tự đánh giá bản thân mình như thế nào và đảm bảo rằng vị trí công việc phù hợp với sở thích, kỹ năng và niềm đam mê của bạn. Hãy chuẩn bị để đưa ra các ví dụ xác thực và chứng minh bạn có thể làm tốt công việc đó.

• Nếu bạn nói chuyện với một ai đó đang làm việc tại nơi bạn sẽ đến phỏng vấn, hãy cho họ biết bạn đã nhận được lời mời phỏng vấn cho vị trí đó và xin lời khuyên của họ.

  • Nếu bạn may mắn nhận được nhiều lời mời từ nhà tuyển dụng, hãy xem xét liệt kê ra các yếu tố quan trọng nhất đối với bạn trong công việc và so sánh từng cơ hội để xem công việc nào phù hợp với mong muốn của bạn hơn.

Bước 6. Thực hiện

Cách tốt nhất để đảm bảo sự thành công trong công việc tương lai mà bạn tìm kiếm là làm thật tốt công việc hiện tại của bạn, nhưng cũng có một số thực tiễn khác cần ghi nhớ:

• Cập nhật sơ yếu lý lịch của bạn thường xuyên (ít nhất sáu tháng một lần) và ghi lại những thành tích của mình để đảm bảo bạn nắm bắt tất cả những gì bạn đã làm trong công việc.

• Luôn đánh giá để xem liệu công việc bạn làm có còn thỏa mãn những mục tiêu bạn đã đặt hay không và liệu sở thích, đam mê và khả năng của bạn có được phát triển không.

• Duy trì mạng lưới các mối quan hệ bạn đã xây dựng thông qua các cuộc phỏng vấn thông tin của mình bằng cách luôn giữ kết nối, liên lạc với bạn bè, người thân, những người quen biết.