Điểm mạnh của bản thân trong cv tìm việc

Mỗi người đều có điểm mạnh của riêng mình để phát huy trong công việc. Nhưng nếu bạn không phát hiện ra bản thân mình có những thế mạnh gì thì chúng ta sẽ mãi mung lung không tìm ra hướng đi thích hợp. Vì thế, điều cần nhất là tìm hiểu xem điểm mạnh của bản thân là gì?

Một trong các việc làm khó nhất đó chính là tìm ra điểm mạnh của chính mình. Đôi khi bạn nghĩ rằng đó là điểm mạnh có thể giúp bạn phát triển công việc, nhưng lại là sự hiểu nhầm khiến chúng ta cứ mãi lòng vòng không thể tìm ra hướng đi. Vậy làm thế nào để phát hiện ra điểm mạnh của bản thân? Và cách trình bày trong cv tìm việc ra sao?

Làm sao để biết điểm mạnh của bản thân

Trước khi bắt đầu làm một việc gì đó thì bạn nên xem xét bản thân có phù hợp hay không bằng cách gạch đầu dòng những điểm mạnh mà mình có. Và những điểm mạnh này nằm ở đâu?

Trong học tập: Môi trường học tập là nơi mà chính mỗi người sẽ tìm ra năng lực của mình, có thể là sự thích thú với môn học nào đó và đây là thế mạnh của bạn. Hoặc bạn giỏi các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học hay một khóa học mà bạn rất đam mê và có tìm hiểu về chúng.

Trong đời sống xã hội: Trong vai trò là một thành viên của xã hội bạn có sự năng động và ứng biến tốt trong mọi tình huống diễn ra, đây cũng là điểm mạnh. Hoặc khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, tính kỷ luật trong tập thể, khả năng xây dựng và nhiệt tình cũng là điểm mạnh giúp chúng ta trong công việc.

Hãy tham khảo ý kiến từ những người xung quanh, chẳng hạn như bạn bè, gia đình… để xem những đánh giá của họ về bạn. Đây là những nhận xét giúp bạn có thêm thông tin. Tuy nhiên, tự bản thân hãy tìm hiểu mình phù hợp với điều gì nhất.

Cách trình bày điểm mạnh trong lúc phỏng vấn

Câu hỏi “điểm mạnh của bạn là gì?” thường xuyên được đề cập trong lúc phỏng vấn nên chúng ta phải chuẩn bị trước câu trả lời. Để có lời trình bày hợp lý và tạo được ấn tượng thì đầu tiên bạn phải xem xét lĩnh vực mà mình ứng tuyển có những yêu cầu nào về chuyên môn và các kỹ năng riêng biệt…

Sau khi nghe đến câu hỏi này bạn hãy thật bình tĩnh và khéo léo đối đáp, tránh sự phô trương hay khoe khoang những điểm mạnh không cần thiết mà chủ yếu nói đến vấn đề trọng tâm. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển công việc sale bán hàng thì hãy nhớ rằng công việc này không đòi hỏi quá nhiều về năng lực chuyên môn hay tư duy nghiên cứu mà chủ yếu về kỹ năng giao tiếp, lời nói lưu loát và ứng biến linh hoạt…

Chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn nếu bạn nêu các điểm mạnh về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kỹ năng lập kế hoạch… vì bất kể công việc nào cũng cần những kỹ năng này. Do đó, nên rèn luyện để chúng trở thành điểm mạnh của bạn.

Ngoài ra, tính cách cá nhân vẫn nằm trong điểm mạnh mà mọi người có thể đề cập trong câu trả lời, chẳng hạn: “Em có rất thích học hỏi những cái mới, năng động và linh hoạt, em luôn đúng giờ và có trách nhiệm trong công việc, đó cũng là thế mạnh của em”.

Cách viết điểm mạnh trong cv

Để được trúng tuyển vào vòng phỏng vấn thì trước tiên bạn phải tạo được ấn tượng tốt trong cv. Vì thế, trong phần kỹ năng cần nêu một vài điểm mạnh ngắn gọn, tạo sự độc đáo, thu hút và đáp ứng đúng những gì mà công việc cần.

Khác với trả lời trực tiếp bạn cần mô tả các điểm mạnh bằng cách gạch đầu dòng từng ý chính. Đặc biệt, điểm mạnh đôi khi sẽ được lòng vào nội dung trong phần kinh nghiệm làm việc và sở thích cá nhân, nên khi trình bày bạn có thể lưu ý việc phân bổ điểm mạnh ở các mục sao cho hợp lý, tránh viết dài dòng và lặp lại từ quá nhiều.

Việc tìm ra điểm mạnh của bản thân sẽ là chìa khóa giúp mọi người có được những thành công trong công việc. Vì chúng ta chỉ thật sự làm việc hăng say và nhiệt huyết đối với những gì mà mình thích và đó là những thế mạnh của chúng ta. Do vậy, hãy trải nghiệm thật nhiều để khám phá bản thân mình.