Những Dự Báo Khả Quan Cho Thị Trường Việc Làm 2019

Nước ta đang tiến lên từng bước, tuy chậm mà vững chắc trong việc cung cấp thị trường lao động lành nghề. Đặc biệt là sau khi Hiệp định Đối tác hợp tác Toàn diện chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết. Nguồn lực nhân sự ở nước ta được dự đoán sẽ được khai thác hiệu quả hơn bao giờ hết. Nhiều nhà tuyển dụng nhân sự cho rằng các công tác tuyển dụng và tìm việc làm của người lao động sẽ diễn ra suôn sẻ hơn những năm qua. Bên cạnh đó, các chương trình nâng cao kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm. Đồng thời cũng mở ra cơ hội tìm việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông.

Năm 2019 mang đến nhiều triển vọng trên lĩnh vực việc làm

Nhiều nhận định đưa ra rằng, trong năm 2019 sẽ có những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế thị trường của nước ta trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Nhiều chuyên gia kinh tế cung cấp nhiều dữ liệu xác thực để chứng minh rằng các dự đoán về tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng vào khoảng xấp xỉ 7% so với năm ngoái. Dưới sự chỉ đạo tài tình của Chính phủ, thị trường lao động năm nay sẽ có những biến chuyển mang tính chiến lược. Giúp giảm bớt gánh nặng tìm việc làm của các tầng lớp lao động mới cũng như lao động trung niên. Nhiều lĩnh vực mới được mở rộng và thu hút đầu tư ở cả trong và ngoài nước. Nhờ đó tăng hiệu xuất và chất lượng lao động, góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát triển.

Song song với quá trình phát triển kinh tế nhanh mà vững mạnh, thị trường việc làm nước ta hiện nay sẽ tiếp tục được mở cửa hơn nữa. Nhiều dự báo cũng chỉ ra rằng từ nay đến cuối năm 2019, thị trường việc làm sẽ tăng đến nhiều con số kỷ lục mà chúng ta chưa đạt được từ các năm trước đây. Cụ thể, khoảng 56 triệu lao động cả nước có thể có việc làm ổn định. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đối với cán cân kinh tế chiếm hơn 37% – giảm dần đều. Ngược lại nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 29% và 34% –  cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2018.

Ở góc độ nhóm nghề nghiệp: Lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (26.5%). Trong khi đó nhân viên dịch vụ, bảo vệ an toàn xã hội và kỹ thuật viên cũng chỉ ở khoảng gần 32% mà thôi. Còn lại là các nhóm ngành thủ công khác lên đến 25% trong tổng các nhóm ngành lao động chân tay.

Ở góc độ của doanh nghiệp, theo kết quả thống kê từ nhiều cuộc khảo sát cho thấy rằng nhu cầu lao động ở đa số các loại hình doanh nghiệp năm ngoái không nhiều, nhưng năm nay dự báo sẽ tăng đáng kể, cao nhất là ở các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Do chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nên các tập đoàn xuyên quốc gia có chi nhánh tại Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Chưa hết, hiện nay cả thế giới cũng đang sống trong thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế Việt Nam đương nhiên cũng sẽ chịu tác động không hề ít.

Theo nhiều chuyển biến mới, nhóm ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật mạng được dự báo sẽ cần nhiều nhân lực, nhờ đó thu hút phần lớn lao động đến để tìm việc làm ở ngành công nghiệp mới này. Bộ thông tin và truyền thông cho hay đến hơn 6 trăm ngàn người đang làm việc tại đây, tuy nhiên vì nhu cầu đang ngày càng gia tăng, nhiều doanh nghiệp sẽ phải tuyển gấp một số lượng lớn nhân viên mới cho họ.

Nhiều cơ hội hơn cho người lao động

Mỗi cá nhân khác nhau sẽ nhìn nhận cơ hội việc làm theo một cách khác nhau. Có người sẵn sàng nộp đơn xin thôi việc ở vị trí hiện tại để chuyển sang một vị trí mới. Vì họ muốn thách thức bản thân ở những thứ mới mẻ, vì họ mong muốn một mức lương khá khẩm hơn. Những người khác chấp nhận thay đổi chỗ và chấp nhận nhận được ít thù lao hơn, bù lại họ sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Tuy nhiên cũng có những người cho rằng nhiều cơ hội việc làm chỉ mang đến cho họ một sự xáo trộn hoặc khiến họ “đứng núi này trông núi nọ” mà thôi.

Đứng trước nền kinh tế quốc dân đang phát triển  nhiều người nhận ra họ có thể thay đổi tình thế cũng như vị trí xã hội của mình bằng cách thay đổi nghề nghiệp. Họ dám nghĩ, dám làm. Sẵn sàng bỏ thời gian để học hỏi thêm nhiều nền tảng kiến thức mới. Từng bước thay đổi cơ cấu lao động trong nước và nâng cao chất lượng lao động cho thị trường việc làm.